Những yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến độ dính của băng keo?

băng keo đục

Khi một khách hàng tìm tới ECOPACK để tìm hiểu và đặt mua sản phẩm, nhân viên sẽ tư vấn và đưa ra một số thông số cơ bản để khách hàng tham khảo. Khi xem xét, bảng thông số này chỉ ra cho bạn thấy rằng mức độ hiệu quả của sản phẩm băng keo là phù hợp, nhưng sau khi sử dụng nó, hiệu quả lại không cao.

Tất nhiên, khi điều này xảy ra, ECOPACK sẽ nhận và kiểm tra lại sản phẩm (nếu có lỗi), tìm cách hỗ trợ giải quyết các rắc rối có thể ảnh hưởng đến công việc quý khách hàng. Nhưng trong thực tế, các điều kiện xung quanh hoặc thẩm chí bề mặt mà bạn cố gắng dán băng keo ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng kết dính.

Nếu không may phải đối mặt với rắc rối này, chúng ta nên xem xét cẩn thận những điều kiện ảnh hưởng đến băng keo, bao gồm:

Nhiệt độ

Độ dính của băng keo rất phụ thuộc vào nhiệt độ và nhiệt độ càng thấp thì liên kết sẽ càng kém. Vì sao vậy?

Điều làm cho băng keo khác với những chất kết dính khác là chúng có cả các tính chất của chất lỏng và chất rắn. Thành phần chất lỏng cung cấp độ ẩm (tính dính hoặc độ dính) cho sự tiếp xúc ban đầu của keo với bề mặt và phần tính rắn giúp chống lại những ảnh hưởng về lực có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình kết dính.

Khi nhiệt độ quá thấp, thành phần lỏng nhanh chóng bị cứng lại (giống như bơ chúng ta để tủ lạnh). Băng keo bị mất đi kết cấu tổng thể vốn có. Do đó, khả năng hoạt động bị giảm đáng kể. Nếu nhiệt độ tiếp tục giảm, phần lỏng cuối cùng bị đóng băng và trở thành phần rắn không dính.

Tùy vào thiết kế của chất keo mà từng loại băng có mức độ chịu nhiệt khác nhau. Những băng keo thông thường sẽ bị đông cứng nhanh hơn so với mức độ đóng băng của nước; trong khi một số loại khác được thiết kế riêng biệt để có thể tiếp tục dính trong nhiệt độ thấp hơn.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta có hai cách:

– Tăng nhiệt độ băng dính và bề mặt cần dính (lý tưởng ở 20oC).

– Lựa chọn sản phẩm băng keo đặc biệt chuyên dùng.

Bề mặt

Các băng keo phổ thông được thiết kế bởi một lớp keo rất mỏng và phẳng mịn. Vậy điều gì xảy ra nếu bề mặt cần dính “gồ ghề” và “đầy rẫy những ngọn đồi, thung lũng siêu nhỏ”? Khi đó, băng keo chỉ có thể tiếp xúc được tại những điểm cao – dẫn đến một liên kết yếu.

Do đó, nếu bề mặt của bạn có độ nhám tương đối, bạn sẽ cần loại băng dính có lớp dày hơn để có thể lấp đầy những “thung lũng” này, cải thiện liên kết.

Hoặc nếu nó quá thô, bạn cần băng keo có độ biến dạng đủ để tạo ra liên kết bền vững.

Hóa học

Bạn đang sử dụng bề mặt bằng nhựa hay chất liệu khác? Nó có được phủ sơn hoặc lớp phủ khác có độ bám dính tự nhiên khác hay không? Đó là những vấn đề cần lưu ý.

Băng keo thông thường sẽ không dính vào bề mặt sáp, Teflon®, silicone, và thậm chí gặp khó khăn khi dính vào polyetylen. Trong những trường hợp đó, bạn phải cần lựa chọn sản phẩm được thế kế riêng cho bề mặt cụ thể.

Nhưng nếu không tìm ra được, bạn có thể thay đổi bề mặt cần dính. Hoặc là làm nhám nó bằng một chất mài mòn hoặc xử lý bằng một lớp sơn tương thích cả bề mặt và chất kết dính.

Và còn nhiều yếu tố khác như: độ ẩm, ngoại lực tác động,…

Trên đây là những yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến khả năng kết dính của băng keo. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn thuận lợi trong quá trình sử dụng.

Băng keo đục

Liên hệ ngay 0938 011 757 (Mr. Khánh) hoặc để lại thông tin để nhận báo giá chi tiết, hợp lý nhất cho nhà phân phối, bán lẻ.

Chat With Me on Zalo