Cấu tạo và những lưu ý khi chọn băng keo – Ecopack

Băng keo hay băng dính là một vật liệu có khả năng kết dính tuyệt vời với hai thành phần chính là keo và vật liệu dai hay mềm như màng nhựa BOPP, PVC,…

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại băng keo khác nhau, nó được phân loại dựa vào các tiêu chí như chất liệu của băng keo, vật liệu quết keo, công dụng băng keo, kích thước, hình dáng của băng keo. Trong số các loại băng keo thì phổ biến nhất chính là băng keo OPP (có tên gọi khác là băng keo đóng thùng).

1. Thành phần cấu tạo của băng keo


Lớp nền (background):

Lớp nền của băng keo được tạo nên từ các thành phần như giấy kraft, màng polymer ( PVC hóa dẻo, BOPP, polyester,…), công dụng là để tạo hiệu ứng cho việc trang trí, giúp bảo vệ màng keo và giữ màng keo. Còn tùy vào ứng dụng màng lớp nền ra sao mà nhà sản xuất sẽ phủ lớp chống dính hay ghép thêm màng PP, in ấn hoa hay hai mặt như nhau.

Màng keo (adhesive film):

Thành phần cơ bản của màng keo chính acrylate copolymer, nhựa thông hydro hóa, BOP hay DOP hay dầu đậu nành epoxy hóa, phụ gia chống lão hóa,… Còn tùy vào mỗi yêu cầu ứng dụng mà các thành phần này sẽ được thay đổi đa dạng hơn.

Băng keo trong là vật liệu phổ biến trong cuộc sống
Băng keo trong là vật liệu phổ biến trong cuộc sống

2. Lưu ý khi chọn băng keo


+ Trước khi chọn loại băng keo bạn đều phải xem xét loại chất liệu mà mình cần dán lên là loại gì. Nếu chất liệu đó là ni lông thì bạn chỉ cần chọn loại băng keo với độ dày 38 mic hay 40 mic là nó có thể bám dính được hiệu quả. Còn đối với chất liệu nhựa, kim loại, giấy, thùng carton là những loại chất liệu dễ bám dính, do vậy màng băng keo với độ dày 43 mic, 45 mic để đáp ứng được hiệu quả nhất.

+ Bạn phải chú ý đến các yếu tố khác để lựa loại băng keo cho phù hợp như hàng hóa của bạn cần di chuyển xa hay gần, có phải trải qua công đoạn bốc xếp hay không, phải sử dụng băng keo ở trong nhà hay ở bên ngoài trời, loại hàng hóa của bạn có trọng lượng nặng hay nhẹ, bạn sử dụng trong môi trường ẩm ướt, khô ráo hay nhiệt độ cao.

+ Trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ quá cao hay quá thấp, ẩm ướt thì băng keo sẽ không đáp ứng được khả năng bám dính. Vậy nên thay vì vậy bạn nên sử dụng loại băng keo vải, băng keo nhôm hay băng keo sợi thủy tinh để phát huy công dụng của nó tốt hơn.

+ Đối với hàng hóa cần phải vận chuyển đường xa, xuất khẩu sang nước ngoài thì không nên sử dụng loại băng keo dính để tiết kiệm chi phí. Tốt nhất hãy chọn những loại màng băng keo mỏng, màng băng keo 50 míc, đảm bảo được nhu cầu xuất khẩu.

+ Xét về độ dài của băng keo, nếu như cần dán thùng thì bạn có dao cắt băng keo thì hãy ưu tiên sử dụng loại băng keo 100 yad, nó vừa đảm bảo vừa tay, vừa rất dễ sử dụng. Đối với những loại băng keo dày hơn, khó bỏ vừa dao cắt hoặc những trường hợp bạn phải quấn hàng ở ngoài chợ nên không sử dụng được dao cắt thì hãy chọn cuộn băng keo với độ dày 150 yard, 200 yard, đảm bảo tiết kiệm được chi phí khổng lồ.

+ Nếu nhu cầu bạn sử dụng băng keo nhiều thì bạn hãy sử dụng loại băng keo nhiều yard, từ 100 yard trở lên. Nguyên do là khi sản xuất một cuộn băng keo trong 100 yard thì chi phí của nó sẽ ít hơn việc sản xuất hai cuộn băng keo 50 yard vì chỉ cần sử dụng 1 lõi giấy.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn băng keo là gì, cấu tạo của nó ra sao, cách lựa chọn băng keo sao cho phù hợp. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, mong muốn sẽ sở hữu được loại băng keo chất lượng, giá cả phải chăng, vậy còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với ECOPACK để được tư vấn đầy đủ hơn.

Chat With Me on Zalo