'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3'

'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3'

Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo ngày 18-12-2024 tại Đà Lạt

Năm 2024, thành phố Đà Lạt đã đón khoảng 7,9 triệu khách, tăng 21% so với năm trước. Thành phố ngàn hoa đang muốn xây dựng hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng du lịch xanh, phát triển bền vững kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa địa phương.

Hội thảo Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương thu hút sự tham gia, quan tâm của hơn 30 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên các lĩnh vực: du lịch, kinh tế, văn hóa, lịch sử, môi trường, kiến trúc… tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Sở, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp địa phương, nhà thực hành sáng tạo trong và ngoài tỉnh và hơn 20 hiến kế của những người yêu mến Đà Lạt.

Trước đó, đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế, các sinh viên, doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã có dịp tham quan nhiều điểm đến mới của Đà Lạt, nhằm hiểu thêm các sản phẩm du lịch mà nơi đây đã đầu tư, phát triển để thu hút du lịch, đặc biệt trong dịp cuối năm.

Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh - Ảnh 2.

Ban nhạc The Big Day biểu diễn tại hội thảo ngày 18-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chương trình có thêm dấu ấn với màn trình diễn chào mừng đến từ nhóm nhạc nổi tiếng của Scotland The Big Day. Đêm trước đó, ban nhạc đã đến Đà Lạt để biểu diễn miễn phí phục vụ du khách, người dân ở trung tâm Đà Lạt. Thông qua màn trình diễn của nhóm The Big Day tại Đà Lạt, Scotland gửi lời chúc mừng Đà Lạt đã trở thành thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Ông Đặng Quang Tú - chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt - cho biết kết thúc năm 2024, thành phố đón khoảng 7,9 triệu khách, tăng 21% so với năm 2023. Trong đó khách quốc tế đạt 540.000 lượt, cơ cấu ngành Thương mại - du lịch - dịch vụ chiếm 69,12% cơ cấu kinh tế toàn thành phố, giải quyết việc làm mới trên 5.000 lao động.

"Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng qua Hội thảo lần này, dưới các góc nhìn đa chiều, hướng tiếp cận đa ngành, các tư liệu, luận cứ khoa học sẽ được thảo luận, phân tích để làm sáng tỏ thêm về vai trò, giá trị của tài nguyên thiên nhiên, tính đa dạng sinh học, văn hóa địa phương để đưa ra những sáng kiến, định hướng, giải pháp phù hợp với đặc thù địa phương", chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt chia sẻ.

Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh

Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh - Ảnh 3.

Ông Đặng Quang Tú - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt - phát biểu khai mạc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

 Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Quang Tú - chủ tịch UBND TP Đà Lạt - đưa ra nhiều kỳ vọng. Ông nhấn mạnh, hội thảo sẽ đưa ra hướng tiếp cận đa ngành, các tư liệu, luận cứ khoa học sẽ được thảo luận, phân tích để làm sáng tỏ thêm về vai trò, giá trị của tài nguyên thiên nhiên, tính đa dạng sinh học, văn hóa địa phương để đưa ra những sáng kiến, định hướng, giải pháp phù hợp với đặc thù địa phương. 

Đồng thời hướng đến các mục tiêu: Một là, xây dựng Đà Lạt trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thông qua phát triển du lịch, dịch vụ kết hợp hài hòa với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc địa phương. 

Hai là, xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch, dịch vụ hiện đại, đô thị thông minh, là Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và giải trí cấp vùng; góp phần cùng tỉnh Lâm Đồng, khu vực kinh tế trọng điểm Nam Trung bộ và cả nước phát huy tốt nhất, hiệu quả nhất các tiềm năng, giá trị du lịch vốn có. 

Ba là, tiếp tục nỗ lực không ngừng để thực hiện các cam kết thành phố sáng tạo âm nhạc UNESCO lộ trình đến năm 2027 góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp văn hóa địa phương, xem đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vinh dự, tự hào của người dân, của thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, những người yêu âm nhạc.

Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh - Ảnh 4.

Tiến sĩ Phạm S, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đà Lạt trở thành điểm đến quan trọng trong kế hoạch đi du lịch vào dịp đặc biệt

 - Ảnh 1.

Nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ phát biểu đề dẫn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết cách đây vài ngày, ngay trên trang báo Tuổi Trẻ có đăng bản tin dẫn nguồn từ Booking, nền tảng du lịch trực tuyến, công bố kết quả: Thành phố Đà Lạt là một trong những điểm đến được nhiều du khách nội địa lựa chọn để đi du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025. Điều này cho thấy Đà Lạt trở thành điểm đến quan trọng trong các kế hoạch đi du lịch vào dịp đặc biệt. 

"Chúng ta không hề ngạc nhiên với kết quả này. Vậy với du khách quốc tế thì thế nào? Tôi gặp các du khách quốc tế đến từ Hàn Quốc ở khu vực Hồ Xuân Hương, họ chia sẻ thời tiết Đà Lạt quá phù hợp cho các hoạt động ngoài trời, và thức ăn quá tuyệt vời và họ đều muốn quay lại lần hai, lần ba. 

Cả du khách Đà Lạt và du khách quốc tế đều chọn Đà Lạt cho các kỳ nghỉ của mình, sức hấp dẫn của thành phố không còn nghi ngờ gì nữa. 

Vậy thông qua hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi muốn có thêm thông tin, lắng nghe các ý kiến để làm sao du lịch Đà Lạt phát triển hơn nữa, xanh hơn nữa trong dòng chảy công nghiệp văn hoá. Đặc biệt các kinh nghiệm của những thành phố sáng tạo âm nhạc trên thế giới đã phát triển như thế nào?", ông Trần Xuân Toàn chia sẻ. 

Trước hội thảo, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức diễn đàn và thu hút rất nhiều chuyên gia am hiểu về du lịch, âm nhạc, điện ảnh… gửi bài viết chia sẻ và góp ý kiến hiến kế phát triển cho du lịch, văn hoá Đà Lạt, cùng chung tay đưa TP Đà Lạt ngày càng xinh đẹp, xanh và hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh thành phố ngàn dường như hội tụ đầy đủ các yếu tố phát triển âm nhạc, gắn với du lịch xanh, phát triển bền vững.

Ngành văn hóa đóng góp vào xây dựng nhận dạng thương hiệu quốc gia

'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' - Ảnh 6.

Tiến sĩ Jackie Ong - giảng viên cấp cao ngành quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phát biểu tại hội thảo, tiến sĩ Jackie Ong - giảng viên cấp cao ngành quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam cho biết ngành văn hóa càng lúc càng có vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu. 

Hiện nay, ngành này có sự sáng tạo, nhiều hoạt động sản xuất và phân phối, xúc tiến sản phẩm và dịch vụ có yếu tố văn hóa trong đó như âm nhạc truyền thống, phim, nghệ thuật biểu diễn, thời trang, thiết kế, văn hóa làng nghề, ẩm thực, du lịch… Qua đó, đóng góp vào xây dựng nhận dạng thương hiệu quốc gia, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như dùng tài nguyên thiên nhiên bền vững.

Theo tiến sĩ Ong, các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia đã có nhiều mô hình hiệu quả về phát triển ngành văn hóa. Singapore là quốc đảo khá nhỏ, diện tích đất hạn chế, nên cách tiếp cận là ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo kết hợp với giá trị truyền thống văn hóa, tích hợp nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, văn hóa, truyền thông, thiết kế, giải trí, dùng công nghệ và chuyển đổi số - một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất phim và xây dựng văn hóa trên mạng, tạo ra giá trị nghệ thuật số và văn hóa đắm chìm trọn vẹn. 

Bên cạnh đó, chính phủ Singapore cũng mong muốn bảo tồn văn hóa truyền thống, tích hợp thiết kế đô thị có tính bền vững và bảo tồn văn hóa với nhiều hoạt động tại khu phố tàu, tổ chức Liên hoan Phim Quốc tế Singapore, các chương trình âm nhạc, thể hiện được những truyền thống địa phương có giá trị hấp dẫn rất lớn trên toàn cầu.

Văn hóa Peranakan cùng các hoạt động nghệ thuật đa văn hóa đã được Singapore lồng ghép vào thiết kế đô thị, thể hiện qua Tuần lễ Nghệ thuật Singapore và văn hóa ẩm thực Hawker được UNESCO công nhận. 

Các tổ chức chủ chốt như Cục Di sản Quốc gia (NHB) và Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia (NAC) đã thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa.Singapore đang khẳng định vai trò "đi đầu" trong mô hình phát triển văn hóa kết hợp đô thị hóa và công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, Thái Lan lại thành công trong việc bảo tồn di sản văn hóa đồng thời kết hợp du lịch hiện đại để phát triển kinh tế.

Thái Lan nổi bật với chiến lược cân bằng giữa truyền thống văn hóa lâu đời và hiện đại hóa, đặc biệt thông qua chương trình Thailand 4.0. Quốc gia này chú trọng phát triển du lịch bền vững bằng cách khai thác tài nguyên thiên nhiên như bãi biển, sông ngòi, núi non và các công viên quốc gia.Về văn hóa, Thái Lan tự hào với đền chùa cổ kính, ẩm thực đặc sắc và các lễ hội truyền thống như Songkran. 

Các hoạt động nghệ thuật như điệu múa Thái và Muay Thái cũng trở thành biểu tượng văn hóa quốc gia, thu hút hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm.Cơ quan xúc tiến như Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) và các tổ chức sáng tạo TCDC, CEA đã góp phần thúc đẩy vị thế của Thái Lan trên bản đồ du lịch và văn hóa toàn cầu.

Hội thảo lần này nhận được sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên các lĩnh vực: du lịch, kinh tế, văn hóa, lịch sử, môi trường, kiến trúc… tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các sở, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp địa phương, nhà thực hành sáng tạo trong và ngoài tỉnh và hơn 20 hiến kế của những người yêu mến Đà Lạt.

Trong đó có: bà Apinya Iamampha - phó thống đốc thành phố Suphanburi, Thái Lan (Vice Governor of Suphanburi); ông Somjin Chankrabi - giám đốc điều hành thành phố cổ U thong, Văn phòng được chỉ định cho du lịch bền vững (Managing Director of U Thong ancient city Designated Area for Sustainable Tourism Office);

Tiến sĩ Jackie Ong - giảng viên cấp cao ngành quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam; Bà Trần Hải Vân - phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế;

Bà Phạm Thị Thanh Hường - trưởng Ban Văn hóa -Văn phòng Unesco Việt Nam; ông Đỗ Quốc Thông – phó chủ tịch Hiệp hội du lịch TP.HCM;

Tiến sĩ Trần Văn Bình - chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Sài gòn Invest; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm phát triển CNVH và nghệ thuật đương đại; ông Hà Năng Việt - phó tổng giám đốc Thương mại công ty cổ phần Hàng không Vietjet;

Bà Nguyễn Thu Ngọc – tổng giám đốc Công ty Samtenhills Dalat; bà Tạ Thị Tú Uyên - lãnh đạo Ban Sản phẩm dịch vụ, Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam-Vietravel;

Bà Nguyễn Thùy Vinh - trưởng phòng Quan hệ Doanh Nghiệp & Truyền Thông DatVietVAC Group Holdings;

Nhà nghiên cứu Vũ Nhật Tân - giảng viên Khoa Văn hóa học, chuyên ngành Công Nghiệp Văn hoá, Trường Đại học Văn hóa TP HCM.

Ngoài ra hội thảo còn có sự tham gia của nhạc sĩ Quốc Trung; hoa hậu Ngọc Hân; đạo diễn, nhà sản xuất Phan Đăng Di; đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh.

Xem thêm tại links gốc : https://tuoitre.vn/suc-hap-dan-cua-du-lich-da-lat-la-khong-the-nghi-ngo-khach-quoc-te-cung-tro-lai-lan-2-lan-3-20241218081255931.htm

← Bài trước Bài sau →