Bấm huyệt ở tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không?

Bấm huyệt ở tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không?

Bấm huyệt tại tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không? - Ảnh 1.

Trẻ dễ đau bụng, tiêu chảy sau bão lũ - Ảnh minh họa

   

Bấm huyệt hạ lỵ chế ngự tiêu chảy

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết có một số nguyên nhân gây tiêu chảy gồm các vi khuẩn truyền nhiễm như ký sinh trùng, thần kinh, vi khuẩn gây tiêu chảy, nhưng đa số đều do tiêu hóa kém gây ra.

Thực phẩm khó tiêu hóa gây rối loạn trong ruột, kích thích niêm mạc ruột hoặc gây viêm ruột dẫn tới bệnh tiêu chảy. Sau bão lũ, môi trường ô nhiễm bệnh tiêu chảy dễ bùng phát.

Để trị liệu dù tiêu chảy do tiêu hóa kém hay do thần kinh, chỉ cần phục hồi chức năng nhu động của ruột trở lại bình thường là được.

Phương pháp có hiệu quả nhất là dùng ngón tay bấm vào điểm hạ lỵKhi bạn cảm thấy có nguy cơ, lập tức dùng ngón tay bấm mạnh vào điểm này và không ngừng xoa bóp, nếu tiêu chảy nghiêm trọng do uống rượu gây ra, sử dụng phương pháp này cũng có thể cảm thấy thoải mái.

Ngoài huyệt hạ lỵ, còn có các huyệt đại tràng liên quan đến hoạt động của ruột già và thận huyệt nối liền với ruột non, đều là các huyệt có hiệu quả trong trị bệnh tiêu chảy.

Vùng kiện lý tam châm cũng có hiệu quả trị liệu đối với phòng tiêu chảy, thường xuyên xoa bóp vùng này có thể thúc đẩy nhu động của ruột già, nâng cao sức hấp thụ.

Tiêu chảy là một loại bệnh cần phải bài tiết ngay, khi có dấu hiệu báo trước bị tiêu chảy, khi còn có thể nhịn được phải nhanh chóng kích thích điểm hạ lỵ để chặn tiêu chảy. Day ấn hạ lỵ điểm thì cho dù sắp bị tiêu chảy cũng sẽ khỏi.

Trường hợp tiêu chảy mạn tính, dùng huyệt hạ lỵ, thêm huyệt đại tràng và huyệt thận liên tục 2 - 3 ngày sẽ có cơ hội trở lại trạng thái bình thường.

Muốn trị tiêu chảy về sáng sớm, thêm huyệt mệnh môn.

Đôi khi do uống quá nhiều rượu cũng gây ra tiêu chảy, kích thích ba huyệt hạ lỵ, đại tràng và huyệt thận chắc chắn sẽ trị khỏi triệu chứng này, giúp đại tiện bình thường trở lại.

Bấm huyệt tại tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không? - Ảnh 2.

Các huyệt vị có tác dụng phòng tiêu chảy - Ảnh: BSCC

Thảo dược đơn giản trị tiêu chảy

Theo lương y Hoàng Duy Tân, ngoài tác dụng huyệt vị có thể dùng các thảo dược đơn giản để trị liệu gồm:

- Lá sim: Búp và lá sim non mỗi ngày 20-30 búp dưới dạng thuốc sắc. Một số nơi còn dùng búp sim phối hợp với búp ổi (hoặc vỏ ổi), riềng để trị tiêu chảy rất có hiệu quả. Hoặc nụ sim (thu hái khi còn chưa nở), liều lượng khoảng nửa chén sắc uống.

- Lá ổi: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc lá ổi non (búp ổi, chồi ổi) còn lông tơ, nam thì dùng 7 lá, nữ 9 lá, nhai với ít muối rồi nuốt, sau 15 phút sẽ ngưng tiêu chảy.

Cháo hạt sen: Hạt sen tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 15g, thêm 30g gạo nếp, một ít đường đỏ, nấu thành cháo đặc. Lúc đói, ăn cháo vào buổi sáng và tối. Hoặc quả vải khô bỏ vỏ, hột, 50g, hoài sơn, hạt sen mỗi thứ 20g.

Giã nát, nấu đến nhừ, cho gạo tẻ vào nấu cháo, hằng ngày ăn vào sáng và tối. Người bị các loại bệnh tiêu chảy mạn tính đều dùng được.

Bấm huyệt tại tay có thể cầm tiêu chảy, lạ không? - Ảnh 3.

Thảo dược chữa bệnh - Ảnh minh họa

Lá chè: Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Măng cụt: Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.

Sả và gừng: Lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (loại bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng. Trị tiêu chảy do nhiễm gió lạnh.

Vỏ quýt: 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo cũ rang cháy sắc đặc chia uống dần.

Bông mã đề: Trị tiêu chảy do thấp nhiệt: khi thấy đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp vào mùa hè, thu.

Lấy 20g lá và bông mã đề, 40g nõn dứa (khóm, thơm) lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống.

Lưu ý: Dù trong trường hợp nào thì người bị tiêu chảy nhiều lần vẫn phải dùng biện pháp bù nước đầy đủ để tránh tình trạng mất nước nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em. Một thành kiến sai lầm tai hại của một số người lớn khi thấy trẻ tiêu chảy thì kiêng không cho uống nước, vì e nước uống vào sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn.

Dung dịch bù nước có Oresol, Hydrite gói hay viên, có bán ở các nhà thuốc, có thể mua vài gói về để sẵn ở nhà. Khi cần lấy thuốc pha với nước chín (theo toa hướng dẫn) và cứ mỗi lần tiêu chảy hay nôn ói cho uống một ly (nhỏ - lớn tùy tuổi)…

Nếu không có gói Oresol hay viên Hydrite thì có thể tạm dùng nước cháo loãng pha với một chút muối, hoặc dung dịch nước đường + muối pha theo tỉ lệ: 8 muỗng cà phê (gạt bằng) đường cát + 1 muỗng cà phê (gạt bằng) muối bột, pha với 1 lít nước, cho uống đến khi ngừng tiêu chảy.

Trong đa số trường hợp tiêu chảy thông thường, chỉ cần bù nước đầy đủ để cơ thể khỏi bị xáo trộn và tự điều chỉnh, trong một vài ngày chứng tiêu chảy có thể hết mà khỏi cần đến thuốc.

Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, phân có máu, đàm; hoặc kèm theo nôn ói nhiều, nhất là ở trẻ em, thì nên đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

← Bài trước Bài sau →